Nếu có dịp về Sa Đéc (Đồng Tháp) đừng quên thưởng thức hai món đặc sản xứ này: bánh phồng tôm Sa Giang và hủ tiếu khô.
Bánh phồng tôm Sa Giang dễ dàng được tìm thấy ở các siêu thị trong thành phố nhưng với món hủ tiếu khô thì bạn không nên bỏ qua khi đến vùng Sa Đéc này.
Vào quán gọi một phần hủ tiếu khô, người ta sẽ hỏi bạn ăn hủ tiếu tương (chay) hay mặn. Cách làm không khác nhau là mấy, nếu như mặn thì dùng với thịt thăn heo còn nếu chay thì dùng tàu hủ ky.
Phần hủ tiếu được dọn ra gồm một đĩa hủ tiếu trộn với nước sốt cà chua sền sệt, rau sống, giá trụng, cần tây, hẹ, thịt nạc, gan heo xắt lát để lên trên. Nước sốt cà chua được làm từ nước cốt cà chín cho vào chảo phi thơm hành tỏi nêm với muối, đường, bột ngọt.. Bên cạnh đó là một chén súp là nước lèo hầm từ sườn heo với củ cải trắng và hành lá xắt nhuyễn.
Hủ tiếu ở đây vừa dai vừa trắng hòa quyện các gia vị ngòn ngọt, mằn mặn làm nên món hủ tiếu khô đặc trưng vùng Sa Đéc. Theo nhiều người bán hàng thì món hủ tiếu khô có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi vùng Sa Đéc trước đây có rất nhiều người Hoa sinh sống, có thể họ đã mang món ăn này từ quê nhà sang Việt Nam.
Món hủ tiếu khô được bán rất nhiều ở các hàng quán bên đường hay ở chợ Sa Đéc và hầu như muốn ăn lúc nào cũng được. Nhưng theo nhiều người dân thì thông thường ăn ở các quán sẽ ngon hơn ăn ở trong chợ. Các quán chỉ phục vụ ăn sáng và ăn chiều mà thôi. Còn nếu muốn ăn trưa thì vào chợ lúc nào cũng có.
(Theo: TBKTSG Online)
Vào quán gọi một phần hủ tiếu khô, người ta sẽ hỏi bạn ăn hủ tiếu tương (chay) hay mặn. Cách làm không khác nhau là mấy, nếu như mặn thì dùng với thịt thăn heo còn nếu chay thì dùng tàu hủ ky.
Phần hủ tiếu được dọn ra gồm một đĩa hủ tiếu trộn với nước sốt cà chua sền sệt, rau sống, giá trụng, cần tây, hẹ, thịt nạc, gan heo xắt lát để lên trên. Nước sốt cà chua được làm từ nước cốt cà chín cho vào chảo phi thơm hành tỏi nêm với muối, đường, bột ngọt.. Bên cạnh đó là một chén súp là nước lèo hầm từ sườn heo với củ cải trắng và hành lá xắt nhuyễn.
Hủ tiếu khô chay
Hủ tiếu ở đây vừa dai vừa trắng hòa quyện các gia vị ngòn ngọt, mằn mặn làm nên món hủ tiếu khô đặc trưng vùng Sa Đéc. Theo nhiều người bán hàng thì món hủ tiếu khô có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi vùng Sa Đéc trước đây có rất nhiều người Hoa sinh sống, có thể họ đã mang món ăn này từ quê nhà sang Việt Nam.
Món hủ tiếu khô được bán rất nhiều ở các hàng quán bên đường hay ở chợ Sa Đéc và hầu như muốn ăn lúc nào cũng được. Nhưng theo nhiều người dân thì thông thường ăn ở các quán sẽ ngon hơn ăn ở trong chợ. Các quán chỉ phục vụ ăn sáng và ăn chiều mà thôi. Còn nếu muốn ăn trưa thì vào chợ lúc nào cũng có.
(Theo: TBKTSG Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét