28/8/10
Công viên Chiến thắng
21/8/10
Lưu Văn Lang - Kỹ sư đầu tiên của Đông Dương
Lưu Văn Lang (1880 - 1969) là kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Ông là một nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20.
Thương nhớ hoài... ba khía
|
14/8/10
Làng hoa Tân Quy Đông, hương sắc tình đồng bằng Sông Cửu
Vào thời vua Minh Mạng, sau khi tả quân Lê Văn Duyệt qua đời vào năm 1832, thì vua Minh Mạng phân chia miền Nam thành Lục Tĩnh, và Sa Đéc thuộc phủ Tân Thành tỉnh An Giang. Qua nhiều giai đọan lịch sử, đến bây giờ Sa Đéc là một thị xã thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Với một địa thế thuận lợi cả đường sông lẫn đường bộ, Sa Đéc là một khu chợ khá sầm uất ở vùng ĐBSCL.
Những người dân đến đây sinh sống, khai phá thường chọn những gò đất cao để xây cất nhà, vì như vậy, họ sẽ được an tòan khi mùa nước nổi trở về hàng năm.
Ban đầu những người dân này, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, cây ăn trái và đánh bắt thủy sản, xung quanh nơi họ sinh sống hoa dại mọc rất nhiều, với nhiều màu sắc rực rỡ, họ đã mang về trồng, chủ yếu là để trang trí sân nhà. Nên nếu có dịp lang thang xung quanh làng này, các bạn dễ dàng nhận cái cái tinh tế, hài hòa trong cách trang trí nhà bằng hoa của người dân Tân Quy Đông.
Chuyện kể rằng, khi người pháp và những người thành thị đến đây, nhìn thấy nhà nào cũng trồng hoa trang trí rất đẹp, họ xin hoặc mua về, rồi dần dần nhu cầu tăng cao, cả làng bắt đầu có một nghề mới là trồng hoa kiểng, và nó phát triển cho đến ngày nay.
Họ tần tảo sớm hôm, chăm sóc từng cánh hoa, chậu kiểng.
Họ vui cười như một lời chào đón khi có khách phương xa đến tham quan.
Sẵn sàng cho vào vườn để chụp ảnh.
Tạm biệt làng hoa Tân Quy Đông và thầm mong rằng nó sẽ tồn tại và phát triển mãi mãi.
Bài: Quang Bảo.
Ảnh: Thành Tiến - Nguyễn Xuân Hiến - Quang Bảo
Tài liệu tham khảo: Đại Nam Nhất Thống Chí, một số sách của nhà văn Sơn Nam.
Về Sa Đéc ăn hủ tiếu khô
Vào quán gọi một phần hủ tiếu khô, người ta sẽ hỏi bạn ăn hủ tiếu tương (chay) hay mặn. Cách làm không khác nhau là mấy, nếu như mặn thì dùng với thịt thăn heo còn nếu chay thì dùng tàu hủ ky.
Phần hủ tiếu được dọn ra gồm một đĩa hủ tiếu trộn với nước sốt cà chua sền sệt, rau sống, giá trụng, cần tây, hẹ, thịt nạc, gan heo xắt lát để lên trên. Nước sốt cà chua được làm từ nước cốt cà chín cho vào chảo phi thơm hành tỏi nêm với muối, đường, bột ngọt.. Bên cạnh đó là một chén súp là nước lèo hầm từ sườn heo với củ cải trắng và hành lá xắt nhuyễn.
Hủ tiếu ở đây vừa dai vừa trắng hòa quyện các gia vị ngòn ngọt, mằn mặn làm nên món hủ tiếu khô đặc trưng vùng Sa Đéc. Theo nhiều người bán hàng thì món hủ tiếu khô có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi vùng Sa Đéc trước đây có rất nhiều người Hoa sinh sống, có thể họ đã mang món ăn này từ quê nhà sang Việt Nam.
Món hủ tiếu khô được bán rất nhiều ở các hàng quán bên đường hay ở chợ Sa Đéc và hầu như muốn ăn lúc nào cũng được. Nhưng theo nhiều người dân thì thông thường ăn ở các quán sẽ ngon hơn ăn ở trong chợ. Các quán chỉ phục vụ ăn sáng và ăn chiều mà thôi. Còn nếu muốn ăn trưa thì vào chợ lúc nào cũng có.
(Theo: TBKTSG Online)
4/7/10
12/6/10
Theo dấu chân người tình
Nhớ Sa Đéc
Từ Mỹ Hiệp qua bến tàu Sa Đéc mất hơn một tiếng. Trong một tiếng đó, tôi tha hồ đọc sách với gió mát trên sông thổi lồng lộng. (Chuyến về là những quyển sách cũ của mấy cô em họ, ba nó làm nhà phát hành sách ở Sa Đéc nên lần nào tôi qua chơi, nó cũng lựa cho tôi vài cuốn). Có khi tôi nằm lăn ra hàng ghế hành khách, gối đầu lên đùi má ngủ ngon lành, cho đến khi má đánh thức tôi thì tàu đã cập bến Sa Đéc.
Sa Đéc là phố chợ đông vui, thứ gì cũng thu hút con bé nhà quê là tôi. Thường trên đường từ bến tàu để vào chỗ Sở Tư pháp nơi ba tôi ở và làm việc phải qua khu chợ Sa Đéc. Hai má con tôi đi bộ ngang khu chợ, thỉnh thoảng má dừng lại cho tôi ăn một ly bánh lọt hột lựu. Tôi nhớ cái gánh bánh lọt hột lựu nằm nép trước cửa một căn nhà cũ, có mấy cái ghế gỗ thấp thấp. Đó là những ly bánh lọt hiếm hoi và ngọt ngào nhất mà tuổi thơ tôi được hưởng.
Sa Đéc là cây cầu sắt quay bắc qua sông Sa Đéc. Cây cầu xây theo kiểu Pháp. Tôi và má phải đi qua cây cầu đó thì mới tới chỗ ở của ba. Xe cộ qua cầu ngược xuôi rầm rập, tôi vừa thích thú vừa sợ hãi khi ngó qua kẽ cầu thấy dòng Sa Giang đang trôi dưới chân mình.
Sở Tư pháp nơi ba tôi làm việc là dãy nhà có phòng làm việc cùng với những phòng ở tập thể. Bên hông trái, cách con hẻm nhỏ là nhà thờ Tân Quy, cứ 4 giờ chiều đổ chuông, tiếng chuông vang trên sông nước nghe rất lạ. Phòng ở của ba tôi trên lầu hai, từ hành lang trước phòng ba nhìn xuống đường sẽ thấy một công viên hoa nho nhỏ, đối diện qua bên kia đường là Trường tiểu học Tân Long (nay trường đã dời đi, thay bằng một trạm y tế, chắc có lẽ vì trường gần mặt đường quá).
Hồi đó, anh kế tôi lớp 2 đã chuyển trường qua ở cùng ba để đi học cho tiện. Tôi cứ đứng ở hành lang ngóng chừng giờ anh ra chơi, thấy anh bé xíu chạy lăng quăng từ phòng học ra ngoài, rồi anh và nhóm bạn rủ nhau chạy xuyên qua công viên để chơi (hồi đó xe cộ cũng ít). Rồi tôi tiếp tục ngóng anh giờ tan học, thấy anh vai đeo cặp, đi băng băng qua đường, qua công viên, rồi qua đường và tiến lên phòng ba, tôi nghĩ anh thật dũng cảm. Đúng ra là do con mắt bé thơ nhìn gì cũng hóa ra rất vĩ đại, chứ sau này về lại, tôi thấy từ nơi ba ở đi qua trường tiểu học rất gần, cái công viên giữa trường và Sở Tư pháp thì chỉ bằng cái vòng xoay.
Sa Đéc còn là kỷ niệm khó quên giữa tôi và ba. Đó là lần đầu tiên, cuối cùng và duy nhất tôi được ba cõng trên lưng. Chuyến đó má qua Sa Đéc khám bệnh, rồi má phải ở lại để chờ mổ. Ba đưa tôi về lại nhà vì tôi còn phải đi học. Ba không dắt tay tôi như má, mà cõng tôi trên lưng, chắc để đi cho nhanh. Trên tay tôi cầm một bịch nước đá lấy từ tủ lạnh của ba, nước đá lạnh rớt xuống lưng áo ba, tôi điếng người, sợ ba rầy. Ngồi trên lưng ba, tôi ngoái lại thấy má đang đứng trên hành lang đưa tay vẫy vẫy. Tôi muốn khóc hết sức, nhưng gắng ghìm lại. Cảm giác của con bé 6 tuổi vẫn còn rất rõ ràng trong tôi. Vừa sợ ba, lại vừa sung sướng hạnh phúc.
Tôi quay lại Sa Đéc nhiều lần khi tôi lớn; hay vòng xe ngang con đường nơi ba tôi ở hồi xưa, lần nào cũng ngó lên lầu hai, coi có con bé nào ngó xuống đường giống như tôi không. Bến tàu Mỹ Hiệp - Sa Đéc đã mất lâu rồi. Đường bộ thông thương, giờ còn ai mà đi tàu nữa.
Thời gian đã xưa, rất xưa, mà Sa Đéc vẫn chìm lắng trong tôi rất gần gụi, thân thương dù tôi chưa bao giờ là cư dân ở đó.
MINH PHÚC
(Theo Tuổi trẻ)