Bà Tư Xích cầm điện thoại gọi liên tục ở bến sông phường Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp. Bà đang điều hoa, cây cảnh cho những vựa hoa ở Phan Huy Ích, Gò Vấp, Sài Gòn. Bà Tư Xích là mẹ của ông Lê Hồng Khanh và bà Loan, những chủ vựa hoa Sa Đéc ở Sài Gòn. Gia đình bà có ba người con, đều lên Sài Gòn để mở “văn phòng đại diện” ở đây, tìm đầu ra cho hoa của miệt vườn sông nước này
“Lấy tận gốc”... bán tận ngọn
Trên đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, khoảng hai cây số có gần 30 vựa hoa. Ngoài những vựa nằm ở mặt tiền đường, chợ hoa ở đây nằm tập trung ở địa chỉ 1/10B, đường Phan Huy Ích. Những cư dân này là nông dân ở phường Tây Quy Đông, thị xã Sa Đéc mang hoa kiểng lên bán ở Sài Gòn.
Theo ông Khanh, khách hàng ở đây chủ yếu là khách vãng lai, nhưng người ở phố muốn chơi hoa cảnh, với giá rẻ, thì đây là địa chỉ mà họ tìm đến. Hoa Sa Đéc còn cung cấp cho những người bán hoa dạo, chở trên xe đạp những chậu móng tay, xương rồng, hoa trà, hoa cúc... đi khắp những con đường ở Sài Gòn. Những công trình trang trí, vựa bán hoa, cây cảnh ở quận 1, Phú Lâm, đường Thành Thái, quận 10 cũng mua hoa ở đây.
Những chủ vựa hoa này sống được là nhờ “lấy tận gốc, bán tận ngọn”. Mỗi chậu hoa, người bán chỉ lời từ 500 – 5.000đ, tuỳ chủng loại hoa kiểng. Họ trồng hoa ở vườn nhà Sa Đéc mang lên Sài Gòn bán, không qua một khâu trung gian nào, nên giảm được chi phí. Vườn nhà không đủ cung cấp, những chủ vựa hoa ở Sài Gòn là người Sa Đéc sẽ đi thu gom hoa của nông dân trồng hoa là láng giềng, bà con của mình.
Khát vọng đổi đời
Một trong những vườn hoa, kiểng sớm nhất được mở ra tại đây là vườn Kim Chi của bà Nguyễn Kim Chi, ở Tân Quy Đông, Sa Đéc. Gia đình bà Chi lên Sài Gòn từ năm 1998, ngụ tại đường Phan Huy Ích để mở vựa hoa. “Hồi đó mới lên Sài Gòn, tôi buồn lắm, cứ muốn về. Nhưng lúc đầu, lượng hoa kiểng bán rất chạy, có đồng ra đồng vô”, bà Chi tâm sự. Khoảng năm 1998, con đường này chỉ có vài vựa hoa, thời đó người muốn mua hoa kiểng với số lượng nhiều, họ phải xuống tới Sa Đéc. Với “văn phòng đại diện” này, khách hàng của bà có người ở tận Nha Trang, Phan Thiết, Bảo Lộc vào Sài Gòn để mua.
Vẫn còn bấp bênh...
Không được may mắn như những vựa hoa lâu năm ở đây, năm 2004, nông dân ở Sa Đéc “đổ xô” lên Sài Gòn mở vựa bán hoa. Gần 15 vựa ở “chợ” hoa, cây kiểng tập trung tại địa chỉ 1/10B, Phan Huy Ích thuê lại từ một chủ đất. Cứ mỗi lô đất thuê mở vườn có giá khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Trên miếng đất này, những ngôi nhà cấp bốn được che chắn tạm bợ để ở, và khoảnh sân trước nhà là nơi chứa hoa kiểng.
“Nếu không có tụi tui trên này, mấy ổng ở dưới đó bán kiểng cực lắm. Trồng năm, sáu tháng trời, thương lái tới trả vài ba chục ngàn đồng/cây. Xót lắm!” ông Khanh nói thêm, chính nhờ những vựa này làm đầu mối, mà đầu ra của hoa Sa Đéc tốt hơn.
Dân Sài Gòn mua kiểng ở chợ này có giá rẻ hơn từ 30 – 40%, so với những vườn kiểng khác ở trung tâm thành phố. Trung bình mỗi ngày, mỗi vựa ở đây, bán được khoảng từ 500 – 1.000 chậu hoa, kiểng các loại, tuỳ quy mô của vựa. Thông qua “chợ”, lượng hoa kiểng của Sa Đéc được bán ở đây lên đến 450.000 – 500.000 cây, hoa kiểng lớn nhỏ các loại.
Nông dân về phố mưu sinh vẫn luôn nặng lo toan. Điều mà những nông dân ở đây “sợ” nhất là ông chủ đất không cho thuê nữa, hoặc tăng giá thuê đất.
Theo Sơn Nghĩa (SGTT)
“Lấy tận gốc”... bán tận ngọn
Trên đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, khoảng hai cây số có gần 30 vựa hoa. Ngoài những vựa nằm ở mặt tiền đường, chợ hoa ở đây nằm tập trung ở địa chỉ 1/10B, đường Phan Huy Ích. Những cư dân này là nông dân ở phường Tây Quy Đông, thị xã Sa Đéc mang hoa kiểng lên bán ở Sài Gòn.
Theo ông Khanh, khách hàng ở đây chủ yếu là khách vãng lai, nhưng người ở phố muốn chơi hoa cảnh, với giá rẻ, thì đây là địa chỉ mà họ tìm đến. Hoa Sa Đéc còn cung cấp cho những người bán hoa dạo, chở trên xe đạp những chậu móng tay, xương rồng, hoa trà, hoa cúc... đi khắp những con đường ở Sài Gòn. Những công trình trang trí, vựa bán hoa, cây cảnh ở quận 1, Phú Lâm, đường Thành Thái, quận 10 cũng mua hoa ở đây.
Những chủ vựa hoa này sống được là nhờ “lấy tận gốc, bán tận ngọn”. Mỗi chậu hoa, người bán chỉ lời từ 500 – 5.000đ, tuỳ chủng loại hoa kiểng. Họ trồng hoa ở vườn nhà Sa Đéc mang lên Sài Gòn bán, không qua một khâu trung gian nào, nên giảm được chi phí. Vườn nhà không đủ cung cấp, những chủ vựa hoa ở Sài Gòn là người Sa Đéc sẽ đi thu gom hoa của nông dân trồng hoa là láng giềng, bà con của mình.
Khát vọng đổi đời
Một trong những vườn hoa, kiểng sớm nhất được mở ra tại đây là vườn Kim Chi của bà Nguyễn Kim Chi, ở Tân Quy Đông, Sa Đéc. Gia đình bà Chi lên Sài Gòn từ năm 1998, ngụ tại đường Phan Huy Ích để mở vựa hoa. “Hồi đó mới lên Sài Gòn, tôi buồn lắm, cứ muốn về. Nhưng lúc đầu, lượng hoa kiểng bán rất chạy, có đồng ra đồng vô”, bà Chi tâm sự. Khoảng năm 1998, con đường này chỉ có vài vựa hoa, thời đó người muốn mua hoa kiểng với số lượng nhiều, họ phải xuống tới Sa Đéc. Với “văn phòng đại diện” này, khách hàng của bà có người ở tận Nha Trang, Phan Thiết, Bảo Lộc vào Sài Gòn để mua.
Vẫn còn bấp bênh...
Không được may mắn như những vựa hoa lâu năm ở đây, năm 2004, nông dân ở Sa Đéc “đổ xô” lên Sài Gòn mở vựa bán hoa. Gần 15 vựa ở “chợ” hoa, cây kiểng tập trung tại địa chỉ 1/10B, Phan Huy Ích thuê lại từ một chủ đất. Cứ mỗi lô đất thuê mở vườn có giá khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Trên miếng đất này, những ngôi nhà cấp bốn được che chắn tạm bợ để ở, và khoảnh sân trước nhà là nơi chứa hoa kiểng.
“Nếu không có tụi tui trên này, mấy ổng ở dưới đó bán kiểng cực lắm. Trồng năm, sáu tháng trời, thương lái tới trả vài ba chục ngàn đồng/cây. Xót lắm!” ông Khanh nói thêm, chính nhờ những vựa này làm đầu mối, mà đầu ra của hoa Sa Đéc tốt hơn.
Dân Sài Gòn mua kiểng ở chợ này có giá rẻ hơn từ 30 – 40%, so với những vườn kiểng khác ở trung tâm thành phố. Trung bình mỗi ngày, mỗi vựa ở đây, bán được khoảng từ 500 – 1.000 chậu hoa, kiểng các loại, tuỳ quy mô của vựa. Thông qua “chợ”, lượng hoa kiểng của Sa Đéc được bán ở đây lên đến 450.000 – 500.000 cây, hoa kiểng lớn nhỏ các loại.
Nông dân về phố mưu sinh vẫn luôn nặng lo toan. Điều mà những nông dân ở đây “sợ” nhất là ông chủ đất không cho thuê nữa, hoặc tăng giá thuê đất.
Theo Sơn Nghĩa (SGTT)